Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau, thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Đây là một trong những bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiểu.
Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng cũng là nguyên nhân chảy máu hậu môn hay gặp ở tuổi thiếu niên. Đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mãn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.
BS.CKII: Phạm Quang Hà
Nơi công tác
- Phó giám đốc bệnh viện, kiêm trưởng khoa Ngoại tổng hợp BV Nam Thăng Long
- Phó Giám đốc phụ trách khối Ngoại, kiêm trưởng khoa Ngoại bệnh viện Thu Cúc
- Trưởng khoa Ngoại – đơn nguyên Thẩm mỹ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
- Trưởng khoa Ngoại phòng khám Mỹ Việt
Nứt hậu môn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Nứt hậu môn mãn tính: nứt hậu môn không lành sau 6 tuần sẽ trở thành mạn tính.
- Nứt hậu môn tái phát.
- Vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn: làm cho vết nứt khó lành cần điều trị bằng thuốc hoặc phải phẫu thuật.
Nguyên nhân bệnh Nứt kẽ hậu môn
Các nguyên nhân gây ra nứt hậu môn bao gồm:
- Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, làm giảm sức bền tổ chức, khi có sự căng dãn thì vết nứt dễ xuất hiện, nhất là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét
- Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực, co thắt rất mạnh, sự co thắt của cơ thắt trong là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không lành được
- Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được và gọi là loét thiếu máu
- Chấn thương: phân cứng hoặc phân quá lớn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh
- Yếu tố cơ địa
- HIV, lao hậu môn–trực tràng, giang mai
- Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn- trực tràng
- Các nguyên nhân khác như: táo bón và phải rặn nhiều khi đi tiêu, tiêu chảy kéo dài, quan hệ tình dục ngã hậu môn
Triệu chứng bệnh Nứt kẽ hậu môn
Nứt hậu môn và trĩ tuy là hai bệnh khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn với nhau vì cả hai tình trạng này đều có thể gây ra chảy máu trực tràng.
Dấu hiệu nứt hậu môn thường bao gồm:
- Đau hậu môn dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi tiêu, đau rát có thể kéo dài đến vài giờ. Đau làm cho bệnh nhân rất sợ đi đại tiện, mất ngủ, xanh xao, ảnh hưởng đến toàn thân và tinh thần.
Đau qua 3 giai đoạn:
- Khi đại tiện khối phân bắt đầu đi qua hậu môn
- Hết đau sau vài phút.
- Đau lại tăng lên dữ dội, rồi đột ngột hết đau.
- Có máu đỏ tươi dính phân hoặc giấy vệ sinh.
- Ngứa ngáy, khó chịu quanh hậu môn.
- Có thể thấy một vết rách trên da quanh hậu môn.
- Thường có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt.
Các biện pháp điều trị bệnh Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn thường lành trong vài tuần nếu người bệnh giữ cho phân mềm và điều trị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.
Điều trị không phẫu thuật:
- Thay đổi lối sống: bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên
- Ngâm hậu môn: ngâm nước ấm 10-20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu giúp thư giãn cơ thắt giúp dễ lành bệnh. Không sử dụng xà phòng vì có thể gây kích ứng vùng hậu môn.
- Dùng thuốc làm mềm phân.
- Thuốc kem: Anusol-HC, oxit kẽm, …. giúp làm giảm khó chịu từ vết nứt nhẹ.
- Thuốc chẹn kênh calci: nifedipin và diltiazem, uống hoặc nghiền thành dạng gel và bôi vào vết nứt góp phần làm giãn cơ thắt.
Phẫu thuật:
Nếu đã được điều trị nội khoa mà các triệu chứng không giảm, người bệnh cần phải phẫu thuật. Chỉ có 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật.
Những phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm:
- Nong hậu môn: ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp và được thực hiện với gây mê. Trong thủ thuật, hậu môn được nong ra dần dần.
- Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại
- Phẫu thuật mở cơ thắt trong
- Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong
- Mở cơ thắt trong bằng hoá chất: sử dụng nitroglycerin hoặc botulinum A gây liệt tạm thời cơ thắt trong làm cho nứt kẽ hậu môn tự lành. Tác dụng phụ: nhức đầu.
Chỉ định:
- Vết nứt hậu môn mới: điều trị bằng nong hậu môn.
- Vết nứt hậu môn cũ: cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt bằng phẫu thuật hay hóa chất.
CHỮA NỨT KẼ HẬU MÔN KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. KHỎI HOÀN TOÀN. CHỈ CÓ TẠI MỸ VIỆT
Phương pháp này thay thế dao mổ truyền thống bằng sóng điện cao tần Plasma có nhiệt độ lên đến 70 độ C, tác động trực tiếp vào các vị trí nứt kẽ loại bỏ hết các màng viêm ở nứt kẽ và tái tạo như cấu trúc ban đầu. Nứt kẽ sẽ được tái tạo như ban đầu, hạn chế tối đa tái phát và không biến chứng. Chữa nứt kẽ bằng máy HCPT-II thế hệ mới thông qua màn hình máy tính sẽ xác định rõ vị trí nứt kẽ và tiến hành loại bỏ 1 cách đơn giản, không hề gây đau đớn cho người bệnh. Do tác động từ sóng điện cao tần nên vết cắt luôn nhỏ hơn và nhanh lành hơn so với sử dụng dao mổ truyền thống, sau thủ thuật người bệnh đã có thể đi lại bình thường luôn.
ƯU ĐIỂM VƯỢT TRỘI CHỮA NỨT KẼ HẬU MÔN BẰNG PP HCPT – II
- An toàn
- Ít xâm lấn
- Không đau
- Không chảy máu
- Không tái phát
- Thời gian thủ thuật ngắn từ 20-30 phút.
- Sau thủ thuật 24 giờ đã có thể đi đại tiện bình thường
Nếu bạn muốn nhận sự tư vấn và thăm khám trực tiếp từ BS.CKII Phạm Quang Hà hãy gọi điện theo số HOTLINE
0985.128.620